VnewsTravel - “Quay về Mỹ, tôi mơ về thế giới mình từng sống, nơi chỉ băng sang đường, tôi có thể mua được cốc hoa quả tươi với một đôla”, du khách Jacqueline Kehoe chia sẻ.
1. Phở - bữa cơm thứ 4 trong ngày
Sau một ngày vui chơi mệt nhoài, không có gì ấm bụng hơn là món phở tỏa hơi nóng, đặt trong bát sứ màu trắng điểm xuyết những bông hoa nhỏ giữa đêm khuya. Đôi đũa sẽ là tấm vé đưa bạn đến thiên đường qua từng lần gắp. Bạn có thể cho nước tương vào phở hoặc không, nhưng chắc chắn nên ăn kèm giá đỗ.
Khách tùy ý an vị trên chiếc ghế nhựa đỏ nhỏ xíu đặt cạnh chiếc bàn nhôm, và thưởng thức cả món trà đá miễn phí. Men say và sự mệt mỏi của bữa nhậu trước đó sẽ dịu ngay. Tôi ước gì khi quay lại Mỹ, mình có “viên thuốc phở” để bán cho sinh viên đại học.
2. Ai cũng muốn chụp ảnh bạnKhi ở Việt Nam, tôi tham gia một nhóm nhạc cover, Alternative Medicine. Chúng tôi chơi khá hay, nhưng không hẳn xuất sắc. Người dân địa phương vẫn đối xử như thể chúng tôi rất nổi tiếng. Các cô gái trẻ thường lao tới để chụp ảnh chung với tôi. Nhiều lần tôi phải cho họ địa chỉ Facebook. Trước kia, tôi chưa bao giờ được hỏi xin chữ ký chỉ vì tôi là người da trắng duy nhất trong đám đông.
3. Mua vải ở chợ, và một người phụ nữ xa lạ trầm trồ trước chiều cao của tôi
Tôi có nhiều bộ đồ may đo handmade giá khoảng 150.000 đồng ở Việt Nam. Một vài bộ lúc đẹp lúc không, còn một số tôi vẫn mặc tuần trước. Nhưng chuyện đó không quan trọng. Ở đây, tôi được diện đồ may đo riêng, với giá dưới 10 USD, nhận hàng sau 3 tuần.
Giao thông ở Việt Nam. Ảnh: Lucas Jans.
4. Kiếm tiền dễ dàng
Một công ty tuyển diễn viên cần thuê người đóng là cô gái Tây da trắng, tóc vàng. Tôi nhận 800 USD để tham gia một quảng cáo kiểu show Survivor của Phần Lan, nghĩa là “sống một ngày trên bờ biển, và giả vờ như bạn đang giặt cái áo này”. Hôm đó, tôi là nữ diễn viên được trả cát xê cao nhất Việt Nam.
Tôi từng lồng tiếng, làm người mẫu. Bạn cùng phòng của tôi làm giọng nói đại diện cho một ngân hàng ở Việt Nam. Một người bạn Tây khác được trả tiền để “giả vờ” đại diện cho một công ty bất động sản. Bạn tôi cũng có một vai thường xuyên trong phim truyền hình và quảng cáo.
5. Chỉ cần đi xe, bạn sẽ có làn da nâu và vẻ đẹp phong trần miễn phí
Nếu bạn từng lái xe máy hoặc xe đạp, bạn sẽ hiểu tôi nói gì. Nhưng khi ở Việt Nam, nơi xe máy chiếm đa số, ngồi trên xe, bạn sẽ trở thành một phần của thế giới xung quanh. Mọi thứ đều được xây dựng để tiện lợi cho dịch vụ đường phố.
Bạn có thể dừng lại mua cốc sinh tố ven đường. Bạn biết cửa hàng in bán vải vẽ nhờ một lần phóng xe qua. Mùi thơm của món phở quyến rũ tới mức bạn phải tấp vào lề để ăn vội một bát.
6. Văn hóa cà phê và sinh tố
Ở châu Âu, vào lúc 14h trong giờ làm việc, nếu bạn không định ngồi thưởng thức một cốc latte, bia, hoặc kem Ý, bạn sẽ thuộc về nhóm thiểu số. Việt Nam cũng có một nền văn hóa tương tự, nhưng thay bằng cà phê sữa đá, hoặc sinh tố.
Nghĩ tới sinh tố cũng đủ khiến tôi ứa nước miếng. Quay về Mỹ, tôi mơ về thế giới mình sống một thời, nơi chỉ cần băng sang đường, tôi có thể mua được cốc hoa quả tươi với một USD. Hương vị ưa thích truyền thống của tôi là sinh tố dâu, hoặc xoài, pha với chuối, dưa hấu, hoặc dừa. Nếu thích thử đồ lạ, bạn có thể liều để gọi một phần bơ hoặc măng cụt.
7. Chợ Việt
Bạn sẽ không bao giờ quên khu chợ Việt Nam đầu tiên ghé qua. Khi bước vào chợ Tân Định (quận 1, TP HCM), tôi tưởng như đang ở trong một bộ phim tài liệu của kênh National Geographic.
Tôi đứng nhìn những người phụ nữ Việt trung tuổi mua thịt, rau, hoặc những món họ cần cho vài ngày ăn. Ban đầu, tôi cảm thấy mình như gián điệp. Dần dần, tôi thường xuyên đi chợ, cảm giác đó biến mất, nhường chỗ cho niềm hào hứng.
Chợ Việt mang đến cho tôi niềm vui của sự trao đổi, tò mò tìm kiếm, những gì bạn không thể tìm thấy ở những siêu thị như Wal-Mart.
Một công ty tuyển diễn viên cần thuê người đóng là cô gái Tây da trắng, tóc vàng. Tôi nhận 800 USD để tham gia một quảng cáo kiểu show Survivor của Phần Lan, nghĩa là “sống một ngày trên bờ biển, và giả vờ như bạn đang giặt cái áo này”. Hôm đó, tôi là nữ diễn viên được trả cát xê cao nhất Việt Nam.
Tôi từng lồng tiếng, làm người mẫu. Bạn cùng phòng của tôi làm giọng nói đại diện cho một ngân hàng ở Việt Nam. Một người bạn Tây khác được trả tiền để “giả vờ” đại diện cho một công ty bất động sản. Bạn tôi cũng có một vai thường xuyên trong phim truyền hình và quảng cáo.
5. Chỉ cần đi xe, bạn sẽ có làn da nâu và vẻ đẹp phong trần miễn phí
Nếu bạn từng lái xe máy hoặc xe đạp, bạn sẽ hiểu tôi nói gì. Nhưng khi ở Việt Nam, nơi xe máy chiếm đa số, ngồi trên xe, bạn sẽ trở thành một phần của thế giới xung quanh. Mọi thứ đều được xây dựng để tiện lợi cho dịch vụ đường phố.
Bạn có thể dừng lại mua cốc sinh tố ven đường. Bạn biết cửa hàng in bán vải vẽ nhờ một lần phóng xe qua. Mùi thơm của món phở quyến rũ tới mức bạn phải tấp vào lề để ăn vội một bát.
6. Văn hóa cà phê và sinh tố
Ở châu Âu, vào lúc 14h trong giờ làm việc, nếu bạn không định ngồi thưởng thức một cốc latte, bia, hoặc kem Ý, bạn sẽ thuộc về nhóm thiểu số. Việt Nam cũng có một nền văn hóa tương tự, nhưng thay bằng cà phê sữa đá, hoặc sinh tố.
Nghĩ tới sinh tố cũng đủ khiến tôi ứa nước miếng. Quay về Mỹ, tôi mơ về thế giới mình sống một thời, nơi chỉ cần băng sang đường, tôi có thể mua được cốc hoa quả tươi với một USD. Hương vị ưa thích truyền thống của tôi là sinh tố dâu, hoặc xoài, pha với chuối, dưa hấu, hoặc dừa. Nếu thích thử đồ lạ, bạn có thể liều để gọi một phần bơ hoặc măng cụt.
7. Chợ Việt
Bạn sẽ không bao giờ quên khu chợ Việt Nam đầu tiên ghé qua. Khi bước vào chợ Tân Định (quận 1, TP HCM), tôi tưởng như đang ở trong một bộ phim tài liệu của kênh National Geographic.
Tôi đứng nhìn những người phụ nữ Việt trung tuổi mua thịt, rau, hoặc những món họ cần cho vài ngày ăn. Ban đầu, tôi cảm thấy mình như gián điệp. Dần dần, tôi thường xuyên đi chợ, cảm giác đó biến mất, nhường chỗ cho niềm hào hứng.
Chợ Việt mang đến cho tôi niềm vui của sự trao đổi, tò mò tìm kiếm, những gì bạn không thể tìm thấy ở những siêu thị như Wal-Mart.
Một góc chợ Việt. Ảnh: Claire Backhouse.
8. Chênh lệch giá trị
Ở đây, một chiếc bánh mỳ Pháp 4 USD có giá tương đương với 3 bát bún bò Huế.
9. Ăn chay
Nếu giống tôi, bạn sẽ không thích nhìn cá sống nướng trước mặt; hay những tảng sườn khổng lồ nằm trên quầy thịt cho đến khi được bán đi; hay món chân gà, trứng vịt lộn, cùng kha khá món khác nhắc nhở thứ bạn đang ăn vẫn còn tươi sống.
Vì vậy, tôi thường ăn chay. Tôi gọi đây là sự hy sinh, nhưng trên thực tế, ăn chay ở Việt Nam là trải nghiệm xa xỉ ngon lành. Bạn sẽ hiểu nếu từng thưởng thức ở một nhà hàng ăn chay tương đối tốt.
Bạn sẽ mê mệt món cà ri bí, bánh mì mới ra lò, và đậu phụ biến tấu theo vô số cách tới mức bạn chẳng thể nhận ra vị nguyên thủy. Bạn sẽ không thể thốt lên nhận xét tương tự về món bánh burger Boca (một loại bánh burger dành cho người ăn chay), hay gà tây làm từ đậu phụ.
10. Bia rẻ đến khó tin
Một cốc bia giá vài cent. Bạn có thể gọi liên tục vài cốc. Cuối cùng, hóa đơn thanh toán cũng chỉ 100.000 đồng.
Bia hơi Việt Nam. Ảnh: Marie.
11. Đeo kính râm quanh năm
Sống ở TP HCM, bạn được thưởng thức khí hậu nóng ấm mọi mùa. Trong 6 tháng đầu, tôi toát mồ hôi nhễ nhại, nhưng khi quen dần, tôi bắt đầu yêu mến thời tiết ở đây.
12. Hát karaoke là rất ngầu
Trên thực tế, tôi không phải người giỏi hòa đồng. Ở Việt Nam, tôi có thể hò hét rock thoải mái trong một căn phòng đầy những người tôi quen biết, trong khi uống nước táo và khoai tây chiên, cảm giác mình là nữ hoàng dạ tiệc.
13. Lòng mến khách và sự tháo vát của dân địa phương
Không danh sách nào về Việt Nam có thể hoàn thiện nếu không nhắc tới người Việt. Họ là định nghĩa cho câu “Có chí thì nên”. Họ sẽ xoay sở tìm ra cách, dù không phải là phương thức an toàn hay hợp lý nhất.
Mắc kẹt ở nơi xa lạ? Đừng lo, người dân địa phương sẽ cho bạn ở nhờ. Cần làm một cái bàn và giao hàng tận nhà? Ngày mai họ sẽ xong và chuyển tới bằng xe máy. Cần vượt qua hồ, ngồi trên xe máy, đặt trong một chiếc xuồng? Bạn sẽ được như ý.
14. Tập thể dục trong công viên
Phố xá Việt Nam không có nhiều cây xanh. Vì vậy, công viên thường là nơi tụ tập đông người. Vào buổi sáng, thiết bị tập thể dục ở công viên sẽ kín chỗ. Những dụng cụ này làm bằng kim loại, mô phỏng theo máy tập nặng ở phòng gym. Dù không hoàn hảo, chúng cũng thú vị và có ích.
15. Trở thành triệu phú
Ở thời điểm tôi viết bài này, một USD đổi được 22.000 đồng. Nói cách khác, tôi có thể đổi đồng 50 USD của mình, và nghiễm nhiên có danh hào “triệu phú”.
16. Ngôi nhà có cửa cao 2,7 mét
Hầu hết những ngôi nhà bạn sống ở Việt Nam sẽ có các đặc điểm sau: cầu thang xoắn ốc, trần nhà cao, mái nhà dễ lên, và lớp lớp ban công cạnh nhau.
Tôi nhớ xiết bao rèm cửa trải từ sát đất cho tới trần nhà, nơi nướng thịt trên mái, và những ly rượu đỏ nhâm nhi ngoài ban công được gia cố. Liệu tôi có thể trở lại Việt Nam ngay không?
Add a Review?